Bạn đang nghiên cứu về mô hình Đại học doanh nghiệp. Bạn đang thắc mắc không rõ: Đại học doanh nghiệp phù hợp với ai. Hoặc những ai nên học mô hình học tập này, nên hay không nên học Đại học doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích để biết bạn có nên học mô hình hay không.
1. Đại học doanh nghiệp phù hợp với ai? Đại học doanh nghiệp là gì ?
Trước khi bạn tìm hiểu bạn có phù hợp với mô hình đào tạo này hay không. Bạn cần phải hiểu rõ mô hình này là gì, mục đích xây dựng mô hình này là gì ?
“Đại học doanh nghiệp là một tổ chức giáo dục thuộc một đơn vị doanh nghiệp. Đơn vị này có nhiệm vụ đào tạo học viên trở thành những nhân sự chất lượng cao phục vụ Doanh nghiệp đó. Khác với Đại học truyền thống, ĐHDN không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, không chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và đào tạo. Mô hình đào tạo này do doanh nghiệp tự xây dựng đào tạo nội bộ và chỉ được công nhận bởi doanh nghiệp.“
=> Bạn có thể tìm hiểu thêm định nghĩa ĐHDN từ Wikipedia: Tại đây
2. Mục đích khi xây dựng mô hình Đại học doanh nghiệp phù hợp với ai?
Doanh nghiệp truyền thống muốn tuyển dụng một nhân sự nào đó. Doanh nghiệp chỉ tuyển dụng từ những sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đã đi làm. Nhưng những nhân sự này không đảm bảo được tiêu chí đề ra của doanh nghiệp. Ví như sinh viên tốt nghiệp đa số đều không có kỹ năng làm việc tốt và cần phải đào tạo lại từ đầu. Các bạn thường đòi hỏi lương cao nhưng thực tế làm việc không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những nhân sự đã từng đi làm thì có phong cách làm việc không phù hợp với doanh nghiệp. Tỷ lệ nhảy việc cao do đứng núi nọ trông núi kia, không ổn định không bền vững.
Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp cần phải tự xây dựng mô hình đào tạo. Và DN bắt đầu đào tạo nhân sự từ lúc các em mới tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Để sau khi đào tạo, các em có đủ phẩm chất, tri thức và kỹ năng cần thiết, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp. Và các học viên sẽ trở thành những nhân sự lâu dài, bền vững phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp.
=> Em hãy nghiên cứu bài viết sau để nắm rõ Chiến lược xây dựng ĐHDN tại edX: CEO edX với chiến lược hình thành đại học doanh nghiệp
3. Học viên sẽ làm việc gì, ở đâu sau khi tốt nghiệp ĐHDN
Thông thường sau khi tốt nghiệp ĐHDN, học viên sẽ làm việc luôn tại doanh nghiệp đó. Bởi doanh nghiệp đào tạo nhằm mục đích học viên sẽ ở lại doanh nghiệp làm việc sau tốt nghiệp. Tất nhiên, khi có đầy đủ năng lực làm việc, học viên được tự do lựa chọn nơi làm việc phù hợp với mình nhất. Tuỳ vào lĩnh vực học tập, học viên sẽ biết mình sẽ làm về lĩnh vực gì. Ví như, ở edX học viên tốt nghiệp sẽ trở thành những nhân sự trong các ngành: Thương mại điện tử, Marketing, kinh doanh quốc tế, quản trị doanh nghiệp và công nghệ thông tin.
=> Xem thêm thành quả tốt nghiệp khi học tại edX
4. Đại học doanh nghiệp phù hợp với ai?
Dựa vào những thông tin bên trên, bạn cũng đã hình dung ra được phần nào những ai nên học Đại học doanh nghiệp. Dựa theo kinh nghiệm nhiều năm, edX nhận thấy những bạn có tính cách sau đây phù hợp với mô hình ĐHDN:
- Thích làm trước học sau, làm việc từ sớm
- Không thích chỉ học lý thuyết hàn lâm mà phải phối kết hợp
- Thích được thực hành làm việc trong quá trình học
- Thích học trong môi trường doanh nghiệp thay vì ngồi giảng đường truyền thống
- Thích học những môn học thực tế, bám sát với doanh nghiệp
- Thích học với giảng viên doanh nhân, những người đi làm thực tế
- Dám thay đổi bản thân, sẵn sàng chấp nhận cái mới
- Thích rèn dũa nâng cao năng lực thực sự thay vì chỉ đầu tư vào bằng cấp
- Thích làm việc tại doanh nghiệp tư nhân thay vì doanh nghiệp nhà nước
5. Tóm tắt chung
Trên đây, edX đang phân tích giúp bạn hiểu rõ: “Đại học doanh nghiệp phù hợp với ai“. Hy vọng bạn đã biết mình có phù hợp với mô hình này hay không. Để lựa chọn con đường học tập sau khi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.