Đứng trước việc lựa chọn học Thương mại điện tử chắc chắn bạn đang phân vân câu hỏi: “Học ngành thương mại điện tử có dễ xin việc không?”. Bởi vì một trong những tiêu chí để lựa chọn của các bạn học sinh lớp 12 là ngành đó dễ xin việc hay có nhu cầu nhân sự lớn.
1. Ngành Thương mại điện tử có dễ xin việc không?
Thương mại điện tử là một ngành học “Hot, Sang Chảnh, Đẳng Cấp” trong thời đại công nghiệp 4.0. Tại sao chúng ta có thể khẳng định như vậy. Bởi vì nó đã được minh chứng từ việc tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới nói chung. Và tại Việt Nam nói riêng.
a – Nghiên cứu tiềm năng phát triển của Thương mại điện tử để biết ngành Thương mại điện tử có dễ xin việc không?
Bạn dễ dàng nhận thấy sự phát triển của thị trường Thương mại điện tử tại bất cứ đâu. Đơn cử như hiện nay bao nhiêu người xung quanh bạn đang bán và mua hàng online mỗi ngày. Và chính bạn, đã bao nhiêu lần bạn có ý định bán một thứ gì đó trên Facebook, Zalo… Đó chính là sức mạnh của thương mại điện tử. Thương mại điện tử giúp bạn có thể bắt đầu kinh doanh ngay cả khi bạn bắt đầu từ con số không.
Quảng cáo SP đến người tiêu dùng là việc mang tính chất quan trọng bậc nhất. Khi chưa có thương mại điện tử thì việc này vô cùng khó khăn, phức tạp. Và nó có chi phí rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của internet. Và bùng nổ của Thương mại điện tử. Việc đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng tiềm năng dễ dàng và tiết kiệm hơn bao giờ hết. Do vậy, các doanh nghiệp buộc phải sử dụng Thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh. Nếu không muốn các đối thủ cạnh tranh vượt xa. Dẫn tới nhu cầu nhân sự ngành thương mại điện tử là rất lớn.
=> Tìm hiểu thêm: Sự phát triển của Thương mại điện tử
b – Nghịch lý đào tạo TMĐT tại Việt Nam
Mặt khác, hiện nay không nhiều trường có ngành Thương mại điện tử chính quy. Và vẫn đào tạo theo chương trình cũ. Tức là sinh viên vẫn học 100% lý thuyết trong 4 năm học. Khi tốt nghiệp, các bạn gần như không có kỹ năng thương mại điện tử. Nên rất khó để xin vào vị trí công việc như ý. Bởi đặc thù của ngành này, nếu không được thực hành thường xuyên trong thời gian dài. Thì gần như rất khó để bạn có kỹ năng thương mại điện tử tốt. Vậy nên lựa chọn nơi học ngành Thương mại điện tử là rất quan trọng.
Như vậy, các doanh nghiệp thiếu nguồn nhân sự chất lượng. Trong khi sinh viên đào tạo tại trường đại học có số lượng ít và không được bài bản. Đó là điều nghịch lý và không những tại ngành thương mại điện tử mà trong bất cứ ngành nào.
Vậy ngành thương mại điện tử rất dễ có được việc làm trong thời đại công nghiệp 4.0. Và có thể nếu bạn mong muốn có doanh nghiệp riêng. Thì việc bắt đầu với thương mại điện tử là một cơ hội vô cùng tuyệt vời cho bạn. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn không phải lo lắng về việc làm khi học ngành TMĐT. Bởi nếu không học tốt hoặc không lựa chọn nơi học tập đúng. Bạn biết điều gì sẽ xảy ra. Bạn thử nghĩ xem doanh nghiệp tuyển dụng bạn vì lý do gì. Chắc chắn bạn phải có giá trị trao đổi.
=> Tìm hiểu thêm: Đột phá trong đào tạo theo mô hình Đại học doanh nghiệp tại VN
2. Học ngành thương mại điện tử thì làm việc ở đâu?
Làm việc ở đâu sau khi tốt nghiệp?.Là điều mà không những bạn mà bất cứ học sinh lớp 12 đều quan tâm. Vậy bạn hãy hình dung nếu bạn học xong ngành thương mại điện tử. Bạn sẽ làm việc ở đâu ? Có khi nào bạn đang nghĩ mình sẽ đi bán cái gì đó. Đúng là có bán hàng nhưng không chỉ mình bạn mà có một ekip bài bản.
Bạn đừng nghĩ bán hàng là điều gì đó cần có năng khiếu. Ai ai cũng đang bán hàng. Ngành nào cũng là bán hàng (về mặt bản chất). Bởi bán hàng phải được hiểu là trao đổi giá trị của hai bên. Ngay cả hiện tại bạn cũng đang bán hàng, đó là bán uy tín, phẩm chất, tri thức, tài năng của bạn cho người khác.
Tốt nghiệp ngành thương mại điện tử bạn sẽ làm việc tại các địa điểm sau:
Khởi nghiệp kinh doanh TMĐT tạo công việc cho mình và toàn thể xã hội. Kỳ vọng có 50% sinh viên tài năng học tại edX bắt đầu khởi nghiệp từ năm thứ 2.
Làm nhân viên kinh doanh TMĐT tại Tập đoàn edX. Các đơn vị thành viên hoặc các doanh nghiệp khởi nghiệp trong dự án 1001 Startup của edX.
- Nhân viên Kinh doanh TMĐT tại các thành viên đối tác, mạng lưới của edX.
- Bộ phận kinh doanh TMĐT tại các doanh nghiệp sản xuất truyền thống, TM truyền thống,..
- Làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh online, online marketing, Agency, MMO,…
- Doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến như Alibaba, Amazon, Ebay, Rakuten,…
- Làm diễn giả, chuyên gia tư vấn, giảng viên đại học đào tạo về TMĐT.