Bạn là học sinh lớp 12 đang tìm hiểu ngành marketing. Bạn đang không rõ ngành marketing là làm gì ? Phù hợp với ai ? Lương bao nhiêu ? Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về ngành để xác định xem mình có nên học ngành Marketing hay không!
1. Ngành marketing là làm gì?
a – Những công việc tầm vĩ mô trong lĩnh vực Marketing:
– Nghiên cứu thị trường
– Phân khúc thị trường
– Định vị thương hiệu
– Phân tích độ cạnh tranh
– Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi
– Hoạch định ngân sách marketing
– Đo lường hiệu quả chiến dịch
b – Các bộ phận, phòng ban, nhóm trong lĩnh vực Marketing là làm gì?
Quảng cáo (Advertising):
Liên quan đến việc quảng bá một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ trên thị trường bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Quan hệ công chúng:
Xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng của họ.
Chăm sóc khách hàng:
Về cơ bản, marketing cũng có vai trò trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp, người bán không chỉ cung cấp dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán hàng.
Direct marketing:
Bộ phận này liên quan đến việc gửi thông điệp của bạn trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…
Phân phối:
Là một phần của chuỗi cung ứng. Nó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.
Nghiên cứu thị trường:
Là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin. Dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của họ. Các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường liên tục và không ngừng. Việc họ tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường. Việc này có có thể tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch truyền thông:
Kế hoạch truyền thông có liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing. Nó sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu. Chúng có thể là Facebook, internet, TV, radio, báo, tạp chí, Zalo…
Định giá sản phẩm:
Khi đặt giá, bạn nến tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn cũng nên xem xét các đối thủ của mình đang bán nó với giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Hầu hết các sản phẩm hiếm khi giữ nguyên giá trong thời gian dài. Chi phí sản xuất có thể thay đổi, tiền lương có thể tăng hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn cũng có thể giảm giá đột ngột.
Kinh doanh bán hàng:
Sales bao gồm việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng các cách thúc đẩy các mục tiêu bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc xây dựng một kế hoạch làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có. Nhân viên bán hàng có vai trò trong việc thực hiện mục tiêu đó.
One-to-one marketing:
Liên quan đến việc giao tiếp một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có thể đưa ra một số điều chỉnh để tiếp cận thị hiếu và sở thích của mỗi khách hàng.
Impression marketing:
Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người tiêu dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
c – Những công việc mỗi ngày của lĩnh vực Marketing là làm gì?
– Đặt mục tiêu cụ thể
– Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
– Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
– Viết Content
– Duy trì quan hệ với khách hàng
– Lắng nghe ý kiến cộng đồng
– Phân khúc khách hàng
– Thử nghiệm, đo lường, đánh giá
2. Ngành Marketing phù hợp với ai ?
Ngành Marketing phù hợp với những người có tính cách sau đây:
– Thích sự phiêu lưu, mạo hiểm
– Năng động, sáng tạo
– Quyết đoán trong công việc
– Khả năng tự học, tự phát triển bản thân
– Có kỹ năng đặt mục tiêu công việc
– Có tính kỷ luật, tự giác
– Lạc quan
– Sáng tạo
3. Ngành Marketing lương bao nhiêu:
– Đối với nhân viên marketing mới vào nghề có mức lương từ 3 – 5 triệu mỗi tháng
– Đối với chuyên viên marketing có mức lương từ 5 – 7 triệu mỗi tháng
– Đối với trưởng phòng Marketing có mức lương từ 8 – 12 triệu mỗi tháng, thậm chí lên tới 15 triệu/tháng tuỳ theo hiệu quả công việc của phòng ban đó.
– Đối với Giám đốc Marketing có mức lương từ 15 – 25 triệu mỗi tháng tuỳ theo mức độ hiệu quả của phòng, của bộ phận phụ trách.
XEM THÊM: Review ngành Marketing từ A đến Z